Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì là băn khoăn và thắc mắc của nhiều kế toán doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là kế toán các doanh nghiệp mới thành lập. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những kinh nghiệm và lưu ý trước khi quyết toán thuế năm 2020 được Phần Mềm Bách Khoa tổng kết lại:

1. Hồ sơ cần chuẩn bị khi quyết toán thuế:

Để quyết toán thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, chứng từ quyết toán thuế dưới đây:

Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

  • Giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (nếu có);
  • Chứng minh thư, hộ chiếu người đại diện pháp luật
  • Điều lệ công ty;
  • Quy chế tài chính, quy chế lương thưởng của công ty;
  • Đăng ký phương pháp khấu hao TSCĐ với cơ quan thuế;
  • Kết quả đăng ký tài khoản ngân hàng.

Hồ sơ khai thuế

  • Tờ khai thuế giá trị gia tăng;
  • Tờ khai thuế vãng lai, thuế nhà thầu…;
  • Bảng kê hóa đơn hàng hóa, dịch vụ mua vào bán ra;
  • Thông báo phát hành hóa đơn, Hợp đồng đặt in hóa đơn;
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn;
  • Báo cáo tài chính;
  • Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ lương, thưởng, phép

  • Hồ sơ của người lao động;
  • Hợp đồng lao động;
  • Các quyết định bổ nhiệm, quyết định tăng lương,…
  • Bảng chấm công;
  • Bảng thanh toán tiền lương;
  • Đăng ký giảm trừ gia cảnh;
  • Bảng cam kết 02/CK-TNCN nếu có
  • Giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN;
  • Bảng đăng ký mã số thuế cá nhân cho người lao động;
  • Bảng thông báo bảo hiểm và chứng từ nộp tiền bảo hiểm

Hồ sơ công nợ

  • Hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra;
  • Phụ lục hợp đồng kinh tế;
  • Biên bản đối chiếu công nợ.

Hồ sơ vay nợ

  • Hợp đồng vay;
  • Chứng từ thanh toán nợ gốc, lãi vay…

Chứng từ kế toán

  • Hóa đơn mua vào, bán ra;
  • Tờ khai hải quan, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước;
  • Phiếu thu, Phiếu chi;
  • Phiếu nhập kho;
  • Phiếu xuất kho;
  • Phiếu kế toán khác;
  • Bảng kê thu mua hàng hóa không có hóa đơn 01/TNDN;
  • Sổ phụ tài khoản ngân hàng.

Hồ sơ sổ sách kế toán

  • Sổ nhật ký chung;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ nhật ký mua hàng;
  • Sổ nhật ký bán hàng;
  • Sổ cái tài khoản: Tất cả các tài khoản phát sinh;
  • Sổ chi tiết tài khoản;
  • Sổ quỹ tiền mặt;
  • Sổ tiền gửi ngân hàng (Chi tiết từng ngân hàng);
  • Bảng trích khấu hao tài sản cố định;
  • Bảng phân bổ CCDC; chi phí trả trước;
  • Bảng định mức nguyên vật liệu;
  • Bảng dự toán quyết toán công trình;
  • Bảng chi tiết nhập xuất tồn hàng hóa;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải thu;
  • Sổ tổng hợp, chi tiết công nợ phải trả;
  • Sổ chi tiết tiền vay.

2. Những kinh nghiệm và lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế

Quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì? Quyết toán thuế ở đâu? Lưu ý khi quyết toán thuế là gì…Đây chính là những thắc mắc của người làm kế toán khi tiến hành quyết toán thuế. Dưới đây là những kinh nghiệm và lưu ý khi thực hiện quyết toán thuế.

2.1. Công tác sắp xếp các chứng từ gốc

  • Để chuẩn bị đi quyết toán thuế, kế toán cần sắp xếp các chứng từ gốc hàng tháng theo tuần tự của bảng kê thuế đầu vào đầu ra đã in và nộp báo cáo cho cơ quan thuế hàng tháng. Các chứng từ gốc, hóa đơn đầu vào từ tháng 1 đến tháng 12 của năm tài chính được kẹp chung với tờ khai thuế GTGT hàng tháng đã nộp cho cơ quan thuế
  • Các hóa đơn bán ra phải kẹp theo phiếu thu bán ra hoặc thu tiền vào, đồng thời kẹp kèm phiếu xuất kho, hợp đồng và biên bản thanh lý nếu có
  • Hóa đơn mua vào phải kẹp với phiếu chi và phiếu nhập kho, phiếu đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng, thanh lý nếu có. Trường hợp bán chịu cần kẹp phiếu kế toán, phiếu xuất kho kèm hợp đồng, thanh lý nếu có
  • Kẹp riêng chứng từ của các tháng khác nhau, mỗi tháng có một tập bìa đầy đủ

2.2. Sắp xếp báo cáo đã nộp cho cơ quan thuế

Các báo cáo thường kỳ sẽ gồm:

  • Tờ khai thuế GTGT hàng tháng
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
  • Thuế xuất nhập khẩu
  • Thuế môn bài
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý

Các báo cáo theo từng năm:

  • Báo cáo tài chính
  • Quyết toán thuế TNDN
  • Quyết toán thuế TNCN
  • Hoàn thuế kèm theo của từng năm

2.3. Chuẩn bị sổ sách đã in hàng năm (theo hình thức Nhật ký chung)

  • Sổ nhật ký chung
  • Sổ nhật ký bán hàng
  • Sổ nhật ký mua hàng
  • Sổ nhật ký chi tiền
  • Số nhật ký thu tiền
  • Sổ chi tiết công nợ phải thu cho tất cả các khách hàng
  • Sổ chi tiết công nợ phải trả cho tất cả các nhà cung cấp
  • Biên bản xác nhận công nợ của từng đối tượng (nếu có) cuối năm.
  • Sổ quỹ tiền mặt và sổ chi tiết ngân hàng.
  • Sổ cái các tài khoản: 131 , 331, 111, 112, 152, 153, 154, 155, 211, 214,…621, 622, 627, 641, 642,…Tùy theo doanh nghiệp sử dụng quyết định 48 hoặc 15.
  • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm tài sản cố định
  • Sổ tổng hợp về tình hình tăng giảm công cụ dụng cụ
  • Sổ khấu hao tài sản cố định
  • Sổ khấu hao công cụ dụng cụ
  • Thẻ kho/ sổ chi tiết vật tư
  • Bảng tổng hợp nhập xuất tồn từng kho
  • Toàn bộ chứng từ đã nhập đều phải in ra ký (đầy đủ chữ ký).

Lưu ý: số thứ tự các phiếu phải được đánh và sắp xếp tuần tự.

2.4. Sắp xếp các hợp đồng kinh tế

Kế toán doanh nghiệp thực hiện sắp xếp đầy đủ theo tuần tự từng hợp đồng đầu vào/đầu ra, đồng thời thực hiện kiểm tra các biên bản, giấy tờ của từng hợp đồng nếu có.

2.5. Hồ sơ pháp lý

  • Chuẩn bị đầy đủ bản gốc và bản photo công chứng các chứng từ quyết toán thuế
  • Các công văn đến và đi liên quan đến cơ quan thuế

2.6. Kiểm tra các vấn đề liên quan khác

Kế toán tiến hành kiểm tra:

  • Đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản
  • Đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh so với sổ định khoản
  • Đối chiếu công nợ khách hàng
  • Kiểm tra các khoản phải trả
  • Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – đầu ra so với bảng kê khai thuế
  • Kiểm tra hồ sơ, chứng từ đã được ký đầy đủ hay chưa
  • Kiểm tra định khoản các khoản phải thu và phải trả đã thực hiện đúng hay không

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản giúp kế toán trả lời được câu hỏi “quyết toán thuế cần chuẩn bị những gì?”. Hi vọng với những kiến thức kể trên, kế toán doanh nghiệp sẽ vượt qua mùa quyết toán thuế nhanh chóng và dễ dàng.

Hiện nay Phần Mềm Kế Toán Bách Khoa hân hạnh được đồng hành cùng Doanh nghiệp để hỗ trợ Kế Toán quyết toán thuế với ưu điểm vượt trội, giá thành rẻ nhất, hỗ trợ nhiệt tình nhất. Vậy còn chần chừ gì nữa không đăng ký để được nhận ưu đãi từ Phần Mềm Bách Khoa.

ƯU ĐÃI VÀNG TRIỂN KHAI PHẦN MỀM KẾ TOÁN ĐÃ ĐẾN
Trong tháng 01, Phần Mềm Bách Khoa hỗ trợ ngay cho 25 doanh nghiệp đầu tiên tại Hải Phòng nhanh tay Đăng ký trọn bộ COMBO ưu đãi ĐẶC BIỆT:

– Mua Phần Mềm Kế Toán với GIÁ RẺ nhất thị trường 402.000đ/năm.

– Tặng 500 số hóa đơn điện tử (trị giá 300.000đ)

– Tặng 01 năm phần mềm Quản Lý Công Việc (trị giá 3.600.000đ )

– Tặng 01 năm phần mềm Quản Lý Khách Hàng

– MIỄN 100% phí khởi tạo, hỗ trợ phần mềm.

Để đăng ký và hưởng ngay ưu đãi, vui lòng liên hệ trực tiếp qua HOTLINE: 0789.322.322

CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BÁCH KHOA

Địa chỉ: Tầng 3 – toàn nhà Định Vị Bách Khoa, số 561 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đằng Hải, Q.Hải An, Tp.Hải Phòng

Hotline: 0789.322.322

Email: phanmembachkhoa@pmbk.vn

Websitehttps://pmbk.vn

Fanpagefb.com/pmbk.vn

Leave a Comment