Quản lý nhân viên và vận hành doanh nghiệp hiệu quả là nhiệm vụ khó khăn hàng đầu của các nhà quản lý, nhất là trong thời kỳ công nghệ 4.0. Hôm nay chúng tôi sẽ hé lộ kinh nghiệm quản lý, vận hành doanh nghiệp hiệu quả mà chính công ty chúng tôi đã áp dụng thành công.

Kinh nghiệm quản lý

Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp

Kinh nghiệm quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả

  1. Trở thành nhà lãnh đạo tốt

Nhà quản lý (Manager) nói chung là những người đứng đầu của tổ chức, bộ phận điều hành người khác thông qua công cụ quyền quản lý. Trong doanh nghiệp, nhà quản trị chính là những người đưa ra chiến lược, kế hoạch và yêu cầu nhân viên thực hiện theo kế hoạch đó. Ở đây, sẽ có thực hiện song song những quy định thưởng, phạt văn minh cấp dưới của mình.

Trở thành nhà lãnh đạo tốt

Trở thành nhà lãnh đạo tốt

Có thể nói rằng, nhà lãnh đạo giống như những người thầy dẫn dắt nhân viên, mở đường cho nhân viên được phát huy hết khả năng để đưa doanh nghiệp phát triển. Nhà lãnh đạo tác động đến người khác thông qua sức ảnh hưởng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, nhà quản lý muốn doanh nghiệp vận hành tốt, phát triển tốt thì trước tiên chính họ phải trở nhà lãnh đạo tốt. Thực tế, nhà lãnh đạo tốt không cần phải là người giỏi nhất công ty, nhưng chắc chắn rằng họ phải là người nắm rõ mọi công việc trong công ty, là người biết lắng nghe ý kiến của nhân viên và thể hiện với một tinh thần cầu thị.

Như người xưa đã nói, người lãnh đạo tốt có thể đưa công ty vực dậy sau khó khăn nhưng một nhà lãnh đạo bảo thủ, họ có thể làm sụp đổ một tập đoàn không lồ. Do đó, hãy chắc chắn rằng bạn là một lãnh đạo tốt.

  1. Xây dựng chiến lược rõ ràng kèm theo kế hoạch chi tiết

Xây dựng kế hoạch

Xây dựng kế hoạch chiến lược cụ thể

Theo W. Edwards Deming có câu: “If you can’t describe what you are doing as a process, you don’t know what you’re doing” (Nếu bạn không miêu tả được quy trình mà mình đang làm, bạn thật sự chưa biết mình đang làm gì đâu).

Như vậy, một doanh nghiệp với chiến lược không khéo là dấu hiệu tốt nhưng vẫn chưa đủ, doanh nghiệp vẫn có thể gặp rủi ro khi thiếu một nền móng quy trình, kế hoạch chắc chắn. Vì vậy, nhà quản lý cần xây dựng một chiến lược kèm theo kế hoạch chi tiết, mạnh mẽ để dẫn dắt nhân viên thực hiện theo chiến lược đó, giúp doanh nghiệp vươn xa. Kế hoạch càng đầy đủ, chi tiết thì người lãnh đạo càng có những cái nhìn bao quát cũng như thuận lợi hơn cho việc quản lý công việc.

  1. Theo dõi sát sao tiến độ công việc

Theo dõi, đánh giá các quy trình được coi là nền tảng cho việc cải tiến và phát triển không chỉ với quy trình cụ thể mà còn là toàn bộ hoạt động vận hành của doanh nghiệp. Bạn cứ thử nghĩ xem, bạn sẽ tiến hành cải tiến quy trình như thế nào nếu bạn không thường xuyên theo dõi tiến độ công việc, không biết thực tế chúng diễn biến ra sao.

Theo dõi tiến độ công việc

Như vậy, dù nhà quản lý đã xây dựng được một kế hoạch chi tiết, các bước đi rõ ràng nhưng dưới thời kỳ công nghệ phát triển như hiện nay, các chiến lược đó vẫn luôn tồn tại nhiều bất ngờ, rủi ro. Chính vì thế mà nhà quản lý cần liên tục giám sát, đảm bảo tiến độ công việc, kịp thời điều chỉnh sao cho hiệu suất công việc của doanh nghiệp vẫn đảm bảo ở mức cao nhất.

  1. Luôn sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống bất ngờ

Một kế hoạch hoàn chỉnh, một chiến lược rõ ràng sẽ giúp công việc diễn ra trôi chảy, Tuy nhiên, bản chất các doanh nghiệp ít nhiều đều phải phụ thuộc với tổ chức, đối tác khác nhau nên không tránh khỏi những “rủi ro bất ngờ” xảy đến vào những thời điểm then chốt. Để hạn chế tối đa những thiệt hại trong các tình huống bất ngờ ấy, các nhà lãnh đạo phải lường trước được sự việc, luôn có kế hoạch B sẵn sàng cho mọi bất trắc bất kể thời điểm nào.

Sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống kinh doanh

Nhiều tình huống bất ngờ có thể xảy ra trong doanh nghiệp đòi hỏi bạn cần chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt

Chỉ cần duy trì được những thói quen, kinh nghiệm quản lý này, công việc quản lý doanh nghiệp sẽ trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Trong đó, riêng yếu tố về hệ thống vận hành và quản lý là cực kỳ quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên chú ý!

Để có thể bao quát toàn bộ hoạt động trong công ty, các nhà quản trị có thể sử dụng tới công nghệ để hỗ trợ quản lý như “Phần mềm quản lý công việc Bách Khoa”.

———————–
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BÁCH KHOA
🏢Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa nhà Định Vị Bách Khoa số 561 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đằng Hải, Q.Hải An, Tp.Hải Phòng
☎️Hotline: 0789.322.322
🌐Website: pmbk.vn
📧Email: phanmembachkhoa@pmbk.vn

Leave a Comment