Với những ai đã có máu kinh doanh chảy trong người thì họ muốn kinh doanh thành công mỹ mãn đều phải trải qua quá trình xây dựng chiến lược chi tiết, rõ ràng. Tuy vậy, mà nhiều người máu làm kinh doanh lại từ bỏ vì không lập được một kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cách xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng hiệu quả áp dụng trong mọi ngành nghề.

Xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh

Xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh

Hướng dẫn xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng

Bước 1: Nắm rõ việc làm kinh doanh

Để có thể lập được bảng mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng/năm hay theo ngày thì trước hết, bạn phải nắm rõ được mình tham gia kinh doanh ngành nghề nào. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải nghiên cứu, tìm hiểu thông tin rất nhiều về ngành nghề sắp kinh doanh.

Việc nghiên cứu thường áp dụng trong 2 hình thức: đọc tất cả thông tin về ngành qua báo chí, internet hoặc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với những người trong ngành.

Bước 2: Xác định mục tiêu của kế hoạch

Ở bước này, bạn cần phải vạch ra được mục đích sinh ra đời của công ty bạn là gì, đây là nhiệm vụ tiên quyết mà bất kỳ người làm kinh doanh cũng cần thực phải biết.

Chiến lược quản lý nhân sự và kế hoạch tài chính

Xác định mục tiêu của kế hoạch kinh doanh

Một kế hoạch kinh doanh góp phần làm rõ tầm nhìn kinh doanh, và chỉ dẫn bạn cách hoàn thiện tầm nhìn đó, nó cũng thường được sử dụng để thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Theo đó, bạn cần trình bày rõ các khoản mục dưới đây:

TỔNG QUAN: mô tả ngắn gọn về công ty, ý nghĩa của ngành nghề đối với xã hội

THÔNG TIN CÔNG TY: lúc này hãy tóm gọn sơ lược về cơ cấu của công ty: Người sở hữu, mô hình doanh nghiệp, phòng ban.

SẢN PHẨM HAY DỊCH VỤ: Giới thiệu tóm lược về sản phẩm/dịch vụ mà bạn sẽ tham gia kinh doanh

THỊ TRƯỜNG: Tóm lược thị trường bạn nhắm đến là gì? Đối tượng khách hàng sẽ là ai?

TÀI CHÍNH: chỉ ra cách huy động vống cũng như nguồn tài chính dự phòng.

Nếu bạn kinh doanh bằng vốn tự có, việc lập kế hoạch chủ yếu vì lợi ích của bạn, nhưng nếu bạn đang tìm kiếm các nhà đầu tư bên ngoài, mục tiêu bạn cần nhắm vào chính là những nhà đầu tư này. Vì vậy, khi vạch ra kế hoạch của mình, bạn cần quan tâm tới 4 yếu tố sau:

  • Sự tín nhiệm: Xây dựng lòng tin cho các nhà đầu tư vào kế hoạch kinh doanh của bạn và bản thân bạn thông qua cách thể hiện chính bản thân của bạn, phẩm chất và sự chuyên nghiệp của bạn.
  • Sự hiểu biết về mô hình kinh doanh: Trình bày chi tiết, rõ ràng nhiệm vụ, đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ kinh doanh và chiến lược tạo lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó.
  • Tự tin về tài chính: đừng chỉ tập trung ở viễn cảnh thành công, tạo lợi nhuận mà bạn phải chỉ ra rõ những rủi ro đầu tư trong hoạt động kinh doanh của bạn có thể gặp phải. Bên cạnh đó, hãy tự tin thể hiện rằng dù kế hoạch này kinh doanh thành công hay thất bại, bạn vẫn đủ khả năng bồi thường cho họ.
  • Lợi nhuận đầu tư lớn: Phần lớn, các nhà đầu tư thường mong muốn đạt được 2-5% tổng lợi nhuận của thị trường vốn sở hữu công trong mọi ngành. Do đó phải cân nhắc công việc đảm bảo lợi nhuận dự kiến phải tương đương với những doanh nghiệp khác cùng ngành.

Bước 3: Lập kế hoạch kinh doanh

Phác thảo ra kế hoạch kinh doanh theo từng mốc thời gian từ đó xác định mình cần làm việc gì đầu tiên và có thể điều chỉnh chiến lược trong từng giai đoạn.

Lập kế hoạch kinh doanh

Xây dựng kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh giống như một lộ trình, dẫn đường cho bạn hành động. Do đó, nó phải thể hiện rõ những gì bạn đang làm và lý do tại sao họ nên đầu tư. Thứ tự trình bày trong bản kế hoạch có thể theo mẫu sau:

  •  Bản tuyên bố sứ mệnh
  • Tóm tắt ý tưởng kinh doanh
  •  Đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Thị trường mục tiêu
  • Kế hoạch tiếp thị
  • Phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh
  •  Dự thảo tài chính
  • Sơ yếu lý lịch của những người đứng đầu công ty
  • Đề xuất của bạn (bạn đang tìm kiếm loại hình huy động vốn nào)
  • Phụ lục (mọi thông tin cần thiết khác)

Bước 4: Chiến lược quản lý nhân sự và kế hoạch tài chính

Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn cũng cần đưa ra lộ trình phát triển nhân sự: Cần người như thế nào và mất bao lâu để tìm kiếm đủ nhân sự cho các đầu việc.

Việc đầu tư vào nhân sự sẽ có 2 mặt tích cực: Xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp và Gia tăng doanh số theo thời gian. Do đó, cần có kế hoạch quản lý nhân sự phù hợp, tránh tình trạng tuyển dụng ồ ạt làm tiêu hao tài chính của công ty.

Chiến lược quản lý nhân sự và kế hoạch tài chính

Chiến lược quản lý nhân sự và kế hoạch tài chính

Bên cạnh đó, cũng phải đưa ra kế hoạch tài chính rõ ràng. Nếu nhân sự là bánh xe hoạt động cho doanh nghiệp thì tài chính được coi là nhiên liệu để xe hoạt động được trơn tru. Doanh nghiệp sẽ rất khó phát triển nếu không có sự hỗ trợ tài chính mạnh mẽ.

Hôm nay, chúng tôi sẽ gợi ý chi tiết từng phần của mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng

Chi tiết từng phần xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh tháng

Xây dựng kế hoạch kinh doanh theo tháng

Xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng

  1.   Tuyên bố sứ mệnh

Bản tuyên bố sứ mệnh là một lời giải thích về lý do tồn tại của tổ chức, nó mô tả mục đích và ý định tổng thể của tổ chức. Tuyên ngôn sứ mệnh hỗ trợ cho tầm nhìn và được dùng để giao tiếp về mục đích và định hướng của doanh nghiệp đến nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

Theo đó, bạn cần thể hiện vị thế kinh doanh độc nhất của mình hay những khác biệt giữa công ty của bạn với đối thủ trong ngành.

  1.   Bản tóm tắt

Trong phần này bạn cần tóm tắt ngắn gọn ý tưởng kinh doanh của bạn một cách dễ hiểu, hấp dẫn nhưng vẫn đem đến tính khả thi trong mắt nhà đầu tư. Bản tóm tắt phải thể hiện ngắn gọn nhưng vẫn phải đảm bảo đủ ý tưởng kinh doanh của bạn trong 1-2 trang.

  1.   Đặc điểm của sản phẩm/ dịch vụ

Mô tả sản phẩm/dịch vụ được cung cấp một cách chi tiết, trong đó cũng đưa ra định giá cho sản phẩm bạn kinh doanh.

  1.   Thị trường mục tiêu

Giới thiệu về 2 thị trường sơ cấp và thứ cấp cùng cho nghiên cứu của bạn, chứng minh rằng thị trường mục tiêu của bạn đang nhắm tới đem lại lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp.

  1.   Kế hoạch tiếp thị (Marketing)

Tại đây, bạn cần trình bày kế hoạch tiếp thị sản phẩm tới khách hàng: Tiếp cận thị trường mục như thế nào? Quảng cáo ra sao? kênh tiếp thị?,…

  1.   Phân tích đối thủ cạnh tranh

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Do đó, trong bản kế hoạch rất cần có bản phân tích ngành, đối thủ cạnh tranh bao gồm tất cả các bên liên quan trong ngành.

  1.   Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phải thể hiện đầy đủ, chính xác và toàn diện và có ý nghĩa thiết thực. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tương ứng với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ phải tương ứng với bảng cân đối kế toán, còn bảng cân đối kế toán phải cân bằng vào cuối mỗi kỳ. Ngoài ra, bạn phải đưa ra những kê khai phụ (ví dụ như bản kê khai khấu hao và chiết khấu) để dự phòng.

Hãy dựa trên những dự báo thực tế để đưa ra con số phù hợp. Khi ước tính tăng trưởng doanh nghiệp, những giả định chắc chắn của bạn phải dựa trên sự nghiên cứu toàn diện kết hợp cùng chiến lược cạnh tranh. Nhưng để các dự đoán của bạn là chính xác, chắc chắn rằng bạn phải nắm rõ công việc kinh doanh của mình.

  1. Sơ yếu lý lịch những người đứng đầu công ty

Đưa ra bộ máy công ty cũng như trích lý và trình độ học vấn của những người đứng đầu doanh nghiệp. Qua đây sẽ nhấn mạnh lợi thế kiến thức, họ rất am hiểu và rất vững vàng để nhận thử thách điều hành công việc kinh doanh mới này

  1. Đề xuất 

Tại bước cuối, hãy đề xuất những mong muốn của bạn và mục đích sử dụng nguồn vốn.

Lưu ý:

  • Sau khi đã tổng hợp được các thông tin quan trọng trên, hãy đảm bảo rằng bản kế hoạch kinh doanh tháng phải thật chuyên nghiệp, được đánh bằng máy tính, có bố cục rõ ràng như một cuốn sách.
  • Nếu có điều kiện, hãy nhờ một chuyên gia mà bạn tin tưởng chẳng hạn như một Kế toán công (CPA) hoặc một luật sư kiểm tra lại. Người này có thể tìm ra những chi tiết, sai sót hoặc thiếu sót mà bạn mắc phải. Họ cũng có thể đưa ra một nhận định khách quan về sự thành bại của doanh nghiệp.

Một khi bạn đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo tháng, hãy gửi nó cho các nhà đầu tư tiềm năng. Khi nhận được những cam kết của họ, hãy chắc chắn lại bằng cách thỏa thuận trên giấy tờ, có chữ ký của từng bên, và cuối cùng là kết thúc lý thuyết để bắt tay vào thực hành.

Trên đây là gợi ý bạn xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh theo tháng hiệu quả áp dụng cho mọi ngành nghề. Nếu có ý kiến đóng góp về nội dung trên hay muốn tìm hiểu thêm những kiến thức hay về quản lý doanh nghiệp, quản lý công việc,… hãy liên lạc với chúng tôi theo các địa chỉ sau:

———————–
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BÁCH KHOA
🏢Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa nhà Định Vị Bách Khoa số 561 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đằng Hải, Q.Hải An, Tp.Hải Phòng
☎️Hotline: 0789.322.322
🌐Website: pmbk.vn
📧Email: phanmembachkhoa@pmbk.vn

 

Leave a Comment