Sử dụng hóa đơn điện tử: Các vấn đề nổi bật doanh nghiệp cần nắm rõ

Hóa đơn điện tử là một giải pháp trong thời kỳ công nghệ 4.0 cho các doanh nghiệp trong việc quản lý hóa đơn, được xem là bài toán kinh tế giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện các nghiệp vụ hóa đơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp phải các thắc mắc, các vấn đề khi sử dụng hóa đơn điện tử. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để giải đáp các thắc mắc thường gặp.

Các vấn đề sẽ gặp phải khi sử dụng hóa đơn điện tử

1. Hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy có được sử dụng song song không?

Căn cứ khoản 3 điều 7 Thông tư 32/2011/TT-BTC, trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đối với mỗi lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ tổ chức kinh doanh chỉ sử dụng một (01) hình thức hóa đơn, cụ thể như sau:

– Tổ chức kinh doanh sử dụng hóa đơn tự in cho lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thì không dùng hóa đơn đặt in, HĐĐT cho những lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đó.

– Nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn đặt in, tự in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in.

Tóm lại, Doanh nghiệp có thể được sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy. Tuy nhiên, thời gian dùng song song sẽ áp dụng theo lộ trình tại Nhị định 119/2018/NĐ-CP. Kể từ khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử theo mốc thời gian bắt buộc tại Nghị định, Doanh nghiệp phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (Nếu có).

Lộ trình sử dụng hóa đơn điện tử:

inforgraphic sử dụng hóa đơn điện tử

Đến ngày 01/11/2020, tất cả doanh nghiệp phải hoàn thành xong công tác tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế theo Quy định của Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Ngoài ra, bên cạnh vấn đề thời gian và quy định đã nêu trên về việc sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp còn phải quan tâm tới các vấn đề sau:

  • Không được xuất 2 hình thức hóa đơn song song với cùng 1 đơn hàng. Cụ thể, nếu đơn hàng đã sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in và ngược lại.
  • Có thể sử dụng song song hóa đơn giấy và hóa đơn diện tử với các đơn hàng, dịch vụ khác nhau.
  • Doanh nghiệp có thể dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy tuy nhiên cần có một số lưu ý nhất định về mặt thời gian và quy định nhằm tránh những vi phạm không đáng có.

2. Vừa sử dụng hóa đơn điện tử vừa sử dụng hóa đơn đặt in hay không?

Như ở trên cũng đã đưa ra rõ, tại điều 3 khoản 7 Thông tư 32/2011/TT-BTC: “Nếu sử dụng hóa đơn điện tử thì không sử dụng hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in; nếu sử dụng hóa đơn đặt in thì không sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in”.

Như vậy, bất kể doanh nghiệp nào cũng không thể cùng lúc vừa sử dụng hóa đơn điện tử vừa sử dụng hóa đơn đặt in được!

3. Chi nhánh sử dụng hóa đơn của công ty mẹ được không?

–  Theo điểm b điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

Theo đó, các chi nhánh cùng tỉnh thành được quyền sử dụng hóa đơn chung với công ty mẹ, trừ trường hợp chi nhánh cùng tỉnh thành và có kê khai riêng thì sẽ sử dụng hóa đơn riêng.

– Tại điểm c điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định:

Người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung trụ sở chính của người nộp thuế.

4. Đơn xin sử dụng hóa đơn điện tử tiến hành như thế nào?

Để sử dụng hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh doanh phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lập quyết định áp dụng hóa đơn điện tử

Trước hết, doanh nghiệp phải ra quyết định áp dụng hóa đơn điện tử gửi Cơ quan Thuế theo mẫu số 1 kèm phụ lục Thông tư 32/2011/TT-BTC như dưới đây:

sử dụng hóa đơn điện tử 2020

Bước 2: Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử

Tiếp đó, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh, tổ chức kinh tế phải tiến hành lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu quy định và gửi tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Bước 3: Ký số vào hóa đơn điện tử mẫu

Cuố cùng, doanh nghiệp cần ký số vào hóa đơn điện tử mẫu và gửi lại theo đúng định dạng cho người mua đến cơ quan thuế theo đường điện tử.

Trên đây là các vấn đề sẽ gặp phải khi sử dụng hóa đơn điện tử tại các doanh nghiệp. Nếu trong quá trình sử dụng Hóa đơn điện tử Bách Khoa, bạn có thắc mắc hay khó khăn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

–         Email: cskh@malware.example.com

–         Hotline: 0789.322.322

Chúng tôi luôn ở đây sẵn sàng giúp đỡ mọi thắc mắc, khó khăn từ phía bạn!

Leave a Comment