Là một kế toán chắc hẳn mỗi ngày bạn đều phải làm việc với những loại hóa đơn trong nghiệp vụ mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Để tốt hơn cho công việc, kế toán nhất định phải biết những quy định quan trọng về hóa đơn đầu vào dưới đây.

Quy định về hóa đơn đầu vào

Những lưu ý quan trọng về hóa đơn đầu vào, đầu ra

Quy định về lập hóa đơn

Căn cứ khoản 2a Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về lập một số tiêu thức trên hóa đơn như sau:

Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn chính là thời điểm chuyển giao quyền sở hữ hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu tiền”.

Cụ thể:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”

Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC như sau:

Quy định xử phạt hóa đơn điện tử

Quy định xử phạt hóa đơn điện tử

Phạt từ 4.000.000đ – 8.000.000đ đối với một trong các hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm:

  • Phạt cảnh cáo: Khi lập không đúng thời điểm nhưng không làm chậm quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt sẽ tính ở mức tối thiểu trong khung hình phạt.
  • Phạt 4.000.000đ – 8.000.000đ: cho hành vi lập không đúng thời điểm theo quy định của Bộ tài chính.

Có thể lập hóa đơn đầu ra xuất trước hóa đơn đầu vào không?

Như vậy, trong trường hợp bên bán hàng lập hóa đơn đầu ra xuất trước hóa đơn đầu vào thì tức bên bán đang lập sai thời điểm.

Trong trường hợp phát hiện ra và lập biên bản ghi nhận về sai sót trên tiêu thức “ngày tháng năm” trước khi cơ quan Thuế ra quyết định thanh kiểm thì không bị xử phạt.

Còn nếu bị cơ quan Thuế phát hiện ra sai sót này hoặc đã công bố quyết định thanh kiểm tra thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 1a Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BTC như sau:

Phạt CẢNH CÁO: đối với trường hợp lập hóa đơn sai thời gian, thời điểm nhưng không làm ảnh thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Nếu không có tình tiết giảm nhẹ thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt (phạt 4.000.000đ).

  Phạt tiền từ 4.000.000đ đến 8.000.000đ: đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của Bộ tài chính đề ra.

Do đó, hóa đơn đầu ra xuất trước hóa đơn đầu vào ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định thì các doanh nghiệp phải khắc phục sai sót bằng cách lập lại hóa đơn theo đúng ngày tháng năm.

Quy định hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể

Theo quy định, hộ kinh doanh cá thể khi bán hành hóa hoặc cung ứng dịch vụ sẽ chỉ được xuất hóa đơn bán hàng (Nếu có đăng ký). Tuy nhiên, đối với hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể lại không bị hạn chế khi nhập hàng hóa, dịch vụ. Tuy nhiên, đối với hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể không có hạn chế loại hóa đơn sử dụng khi nhập hàng hóa, dịch vụ. 

Quy định hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh

Quy định hóa đơn đầu vào của hộ kinh doanh cá thể

Hiểu chính xác, tùy từng tường hợp khi nhập và mua hàng hóa thì hộ kinh doanh có thể lập hóa đơn đầu vào trừ trường hợp:

Đầu tiên: Hộ kinh doanh cá thể không cần hóa đơn đầu vào trong những trường hợp:

 Thực hiện mua hàng hóa là nông sản, thủy hải sản của người đánh bắt trực tiếp, những người nuôi dưỡng, sản xuất trực tiếp bán ra.

 Là các sản phẩm được làm thủ công mỹ nghệ dưới những vật liệu tự nhiên (tre, cói, mây, rơm, lá…) hoặc các nguyên liệu có thể tận dụng được từ sản phẩm nông nghiệp, sản xuất thủ công.

   Là những sản phẩm phế liệu, tái sự dụng.

   Là các vật liệu đất, cát, sỏi đá tự khai khác mà không vi phạm pháp luật về khai thác tài nguyên trực tiếp bán ra.

   Là đồ dùng, tài sản hoặc dịch vụ do cá nhân, hộ gia đình không kinh doanh trực tiếp bán ra

   Là tổ chức, hộ cá thể có mức doanh thu một năm dưới 100 triêu đồng

Do đó, hàng hóa không thuộc các trường hợp trên thì hộ kinh doanh cá thể khi nhập/mua hàng hóa, dịch vụ có thể cần có hóa đơn đầu vào hợp lệ.

Thứ hai, hộ kinh doanh cá thể mua hàng hóa có giá trị thanh toán dưới 200.000đ của tổ chức khác thì không cần phải lập hóa đơn đầu vào.

Như vậy, loại trừ hai trường hợp trên thì hộ kinh doanh cá thể nhập/mua hàng hóa, dịch vụ bắt buộc phải có hóa đơn.

Xử lý trường hợp bán hàng không có hóa đơn đầu vào

Cũng quan tâm thêm về cách xử lý trường hợp bán hàng không có hóa đơn đầu vài theo Công văn 3512/TCT-CS ngày 22/08/2014 của Bộ tài chính như sau:

Xử lý bán hàng không hóa đơn

– Nếu hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thì xử phạt vi phạm về hành vi trốn thuế.

– Nếu người bán không lập hóa đơn khi bán hàng có giá trị từ 200.000 đồng trở lên thì xử phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.

Trước đó, ngày 18/01/2013, Bộ tài chính đã đưa ra Công văn 244/TCT-CS như sau:

– Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ:

  +/ Trong thời hạn 12 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 200.000 đến 2.000.000 đồng

  +/ Trong thời hạn 12 – 24 giờ không chứng minh được, thì xử phạt từ 300.000 đến 3.000.000 đồng.

Trên đây là các quy định qua trong về hóa đơn đầu vào mà các kế toán doanh nghiệp sẽ hay gặp phải ngoài thực tế, nên lưu lại để xử lý công việc hiệu quả.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các các thông tin hữu ích khác về hóa đơn điện tử, vui lòng truy cập trang web: www.pmbk.vn hoặc gọi trực tiếp tới số hotline 0789.322.322 để được tư vấn và đăng ký dùng thử phần mềm hóa đơn điện tử – Hóa đơn Bách Khoa tốt nhất hiện nay.

Leave a Comment