© 2020 Bản quyền thuộc về Phần Mềm Bách Khoa |
Đang tải trang...
“1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022, khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01 tháng 7 năm 2022.…3. Bãi bỏ khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2020”
Theo Khoản 1 Điều 13 Nghị định 123 và Điều 91 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử gồm:
Trường hợp 1: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Trường hợp 2: Sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế
Doanh nghiệp sau đây được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, trừ trường hợp rủi ro về thuế cao và trường hợp đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
Trường hợp 3: Sử dụng hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh
Hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế tại 02 trường hợp trên nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh.
Lưu ý:Phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Định dạng hóa đơn điện tử là tiêu chuẩn kỹ thuật quy định kiểu dữ liệu, chiều dài dữ liệu của các trường thông tin phục vụ truyền nhận, lưu trữ và hiển thị hóa đơn điện tử. Định dạng hóa đơn điện tử sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML (extensible Markup Language); trong đó:
Lưu ý: Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 123 nếu truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để lập hóa đơn thì sử dụng tài khoản đã được cấp khi đăng ký để thực hiện:
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thì truy cập vào trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử hoặc sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử của đơn vị để thực hiện:
Lưu ý: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có trách nhiệm gửi hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế cho người mua. Phương thức gửi và nhận hóa đơn được thực hiện theo thỏa thuận giữa người bán và người mua theo quy định.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sau khi nhận được thông báo chấp nhận của cơ quan thuế.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sử dụng phần mềm để lập hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số trên hóa đơn điện tử và gửi cho người mua bằng phương thức điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế:
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 7 Nghị định 123, hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy trong các trường hợp sau:
Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử và hóa đơn, chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
Giá trị hóa đơn giấy sau khi chuyển đổi:
Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT: Tờ khai đăng ký/thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử.
Mẫu 04/SS-HĐĐT: Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót.
Mẫu 06/ĐN-PSĐT: Đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của CQT theo từng lần phát sinh.
Mẫu 01/TH-HĐĐT: Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử.
Mẫu 03/DL-HĐĐT: Tờ khai dữ liệu hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra.
Hiện nay, Phần Mềm Kế Toán Bách Khoa là phần mềm kế toán đang được xem là đơn giản, dễ sử dụng và được tin dùng nhất . Vậy còn chần chừ gì nữa không đăng ký để được nhận ưu đãi từ Phần Mềm Bách Khoa.
Trong tháng 04, Phần Mềm Bách Khoa hỗ trợ ngay cho 25 doanh nghiệp đầu tiên tại Hải Phòng nhanh tay Đăng ký MUA 1 TẶNG 3:
– Mua Phần Mềm Kế Toán với GIÁ RẺ nhất thị trường 402.000đ/năm.
– Tặng 500 số hóa đơn điện tử (trị giá 300.000đ)
– Tặng 01 năm phần mềm Quản Lý Công Việc (trị giá 3.600.000đ )
– Tặng 01 năm phần mềm Quản Lý Khách Hàng
– MIỄN 100% phí khởi tạo, hỗ trợ phần mềm.
Để đăng ký và hưởng ngay ưu đãi, vui lòng liên hệ trực tiếp qua HOTLINE: 0789.322.322
CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BÁCH KHOA
Địa chỉ: Tầng 3 – toàn nhà Định Vị Bách Khoa, số 561 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đằng Hải, Q.Hải An, Tp.Hải Phòng
Hotline: 0789.322.322
Email: phanmembachkhoa@pmbk.vn
Website: https://pmbk.vn
Fanpage: fb.com/pmbk.vn